• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer
Logo giadung.info

Blog đồ gia dụng

Blog tư vấn về đồ gia dụng, chia sẻ những đánh giá, kinh nghiệm chọn mua, hướng dẫn sử dụng các thiết bị gia dụng tiện ích sao cho đúng và hiệu quả nhất

  • Nhà bếp
  • Nhà tắm
  • Phòng ngủ
  • Phòng khách
  • Tiện ích khác
    • Chăm sóc quần áo
    • Chăm sóc sức khỏe
    • Chăm sóc tóc
    • Giặt giũ & Chăm sóc nhà cửa
  • Mẹ & Bé

Sử dụng đèn bàn đúng cách tránh cận thị cho trẻ

04/09/2019 by Lê Minh Trang Để lại bình luận

Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các loại đèn bàn ngày càng trở nên tiện lợi và đa năng hơn. Từ các loại đèn học trẻ em, đèn làm việc, đèn bàn còn có thể kết hợp làm đèn ngủ, đèn trang trí để không gian nội thất thêm tinh tế mà vẫn tiết kiệm chi phí sắm sửa vật dụng gia đình. Trong bài viết này, Giadung.info sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích giúp sử dụng đèn bàn đúng cách.

Sử dụng đèn bàn đúng cách

Hướng dẫn sử dụng đèn bàn đúng cách

Trên thị trường hiện nay, đèn chiếu sáng mà cụ thể là đèn bàn có 4 loại thông dụng nhất là đèn sợi đốt, đèn halogen, đèn huỳnh quang compact và đèn LED. Mỗi loại bóng đèn có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu, đối tượng sử dụng và điều kiện kinh tế, … mà bạn có thể chọn cho gia đình mình sản phẩm phù hợp nhất. Sử dụng đèn bàn đúng cách sẽ giúp bảo vệ thị giác của trẻ, tránh được nguy cơ cận thị.

Sử dụng loại đèn bàn học nào tốt cho trẻ em?

Đèn bàn học cho trẻ em nên có độ cao trung bình từ 40 đến 50 cm. Bên cạnh đó, đèn bàn có thể điều chỉnh cần đèn linh hoạt để phù hợp nhất với mắt trẻ, tránh mỏi mắt hay cận thị. Vì mắt trẻ em có khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn mắt người trưởng thành nên bạn không nên sử dụng bóng đèn phát sáng quá mạnh. Những bóng đèn LED có công suất dưới 11W, nhiệt độ màu khoảng 4000K-4500K là những bóng đèn cho ánh sáng phù hợp với mắt trẻ nhất.

Chọn loại đèn bàn tốt nhất cho trẻ

Ngoài ra, đèn bàn cho trẻ em nên được thiết kế chắc chắn, hạn chế bị xô đẩy hay xộc xệch khi sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại bàn học có gắn sẵn đèn bàn, bạn có thể lựa chọn cho con mình. Phần chụp đèn cần thiết kế hợp lý để không hắt quá nhiều ánh sáng trực tiếp đến mắt trẻ, đồng thời, vẫn cho khoảng sáng vừa đủ tạo không gian thoải mái khi học.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua đèn bàn chống cận cho trẻ

Không nên để trẻ sử dụng đèn bàn liên tục trong thời gian dài, dù là đèn chống cận

Hiện nay, có nhiều sản phẩm đèn bàn được giới thiệu có khả năng chống cận thị. Nhiều bậc phụ huynh không ngại bỏ ra số tiền lớn để mua cho con mình mà không để ý quá nhiều đến thông số kỹ thuật của đèn. Thực tế, đèn bàn bảo vệ thị lực hay còn gọi là đèn chống cận thị là những chiếc đèn bàn cho chất lượng ánh sáng đảm bảo, tạo ra môi trường ánh sáng tiện nghi nhất, ít làm ảnh hưởng đến đôi mắt trong quá trình học tập. Chứ không có nghĩa, nó có khả năng chống lại mọi tác nhân gây cận thị.

Nếu sử dụng quá lâu với cường độ ánh sáng quá mạnh vẫn sẽ gây mỏi mắt, lâu dài vẫn có thể dẫn đến cận thị. Vì vậy, hãy nên tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì ánh sáng đèn, đây là nguồn ánh sáng tốt nhất cho đôi mắt. Thêm vào đó, không đọc sách hay học tập, làm việc liên tục trong thời gian quá lâu sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục gây hại cho đôi mắt.

Dùng đèn bàn đúng cách

Điều chỉnh hướng sáng và độ sáng của đèn bàn sao cho phù hợp

Bạn nên cho trẻ sử dụng đèn bàn mà thân đèn có thể uốn cong hoặc có các khớp xoay. Điều này giúp cho việc điều chỉnh hướng ánh sáng trở nên linh hoạt hơn. Không nên để bộ phận chiếu sáng của đèn ngang với mặt trẻ, gây chói mắt. Tốt nhất là đặt ở góc nghiêng 80-90 độ vuông góc với mặt bàn.

Một số đèn bàn LED hiện đại còn được thiết kế có thể điều chỉnh nhiều mức ánh sáng khác nhau để phù hợp với từng múc đích sử dụng như: đọc sách, viết, giải trí, … Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chọn đúng mức sáng phù hợp nhất khi trẻ học bài.

Điều chỉnh độ sáng đèn bàn sao cho phù hợp

Không đặt đèn bàn ở nơi ẩm ướt

Khi lắp bóng đèn có đui rời, đui xoay, bạn cần nắm vào phần đế nhựa, kim loại cách điện của bóng để vặn vào, không nắm vào phần bóng. Không nên lắp đặt bóng đèn các loại những nơi ẩm ướt, sẽ làm hư các tụ, mạch điện ở đui bóng. Nếu phải lắp bóng ở những nơi dễ ẩm ướt, hãy chọn loại bóng đèn có khả năng chống ẩm, chuyên dụng trong môi trường ẩm ướt được thiết kế kèm đui kín chống ẩm.

Cách dùng đèn bàn học sinh đúng nhất

Vệ sinh đèn bàn định kỳ

Trong khi sử dụng, đèn bàn sẽ không tránh khỏi bị bụi bẩn. Khi vệ sinh đèn, bạn chỉ cần dùng một miếng vải khô mềm để lau. Nhớ rút ổ cắm điện của đèn khi vệ sinh để tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn. Việc vệ sinh bóng đèn thường xuyên sẽ giúp nguồn ánh sáng luôn đảm bảo, đồng thời tăng tuổi thọ bóng đèn.

Bên cạnh đó, nếu dùng đèn bàn để trang trí trong nhà, bạn không nên để đèn bàn gần các nguồn nhiệt như máy sưởi, bếp hoặc các thiết bị khác phát sinh nhiệt. Không nên tự ý tháo lắp đèn, có thể dẫn đến hỏng hóc ngoài ý muốn và sẽ không được bảo hành. Tránh để đèn bàn ở những nơi rung, lắc, bẩn bụi có thể làm giảm thời gian sử dụng của đèn. Tránh để đèn rơi và va đập vào các vật nặng.

5 / 5 ( 1 vote )

Chuyên mục: Đèn & Thiết bị chiếu sáng, Hướng dẫn sử dụng Thẻ: đèn bàn

Reader Interactions

Bình luận: Hủy

Địa chỉ Email của bạn sẽ không hiển thị. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Theo dõi chúng tôi trên Facebook

Giadung.info

Footer

Về Giadung.info

Blog tư vấn về đồ gia dụng, giúp bạn trở thành người tiêu dùng thông minh, có những kinh nghiệm hay, những đánh giá chính xác nhất khi chọn mua sản phẩm.

Cẩm nang

  • Tư vấn chọn mua
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Đánh giá sản phẩm

Copyright © 2021 · Blog đồ gia dụng

  • ấm siêu tốc
  • giấy ăn
  • máy ép trái cây
  • máy sấy tóc
  • máy xay sinh tố
  • bàn ủi hơi nước
  • chảo chống dính